Không ít người khi nói chuyện với tôi về chủ đề Digital Performance Marketing, họ thường gặp phải các vấn đề khó xử lý, liên quan đến chiến dịch truyền thông. Ví dụ như chiến dịch thiếu sự ổn định, không tăng trưởng được, chiến dịch A làm rất tốt, nhưng sang chiến dịch B thì kết quả không như mong đợi, hoặc thường xuyên bị mất kiểm soát về ngân sách dẫn đến hiệu quả kém…
Phần lớn tôi nhìn thấy họ có một điểm chung đó là chưa làm tốt khâu tổ chức cho nên dễ mất đi tính ổn định khi phối hợp công việc và sự liền mạch trong tiến trình triển khai chiến dịch. Những thiếu sót cơ bản thường gặp như: thiếu tìm hiểu thông tin về sản phẩm, khách hàng mục tiêu, tổ chức UTM tracking, hệ thống đo lường, thiếu content/design dự phòng, thiếu plan B hay đôi khi còn thiếu thời gian để chuẩn bị vì campaign quá gấp hay quá cận deadline…
Phương án giải quyết là lên kế hoạch và hoàn thiện mọi thứ trước. Nên hoàn tất mọi thứ trước ít nhất 03 ngày đối với campaign ngắn hạn và 07 – 10 ngày với campaign dài hạn, quy mô lớn.
Điều này giúp cho bạn và team có thêm thời gian dự phòng để kiểm duyệt nội dung, đánh giá nguyên liệu truyền thông, tạo thêm kế hoạch dự phòng, tổ chức giám sát chiến dịch theo tư duy hai mái chèo cũng như xử lý vấn đề liên quan đến tài khoản thanh toán, chứng từ và các vấn đề phát sinh liên quan nếu có…
Để chiến dịch Digital Performance Marketing triển khai hiệu quả, tuyệt đối tránh trường hợp vội vàng, gấp rút. Hãy tham khảo cách tổ chức kiểm soát chiến dịch theo tư duy hai mái chèo dưới đây.
1. Mái chèo đầu tiên – Tổ chức hệ thống UTM Tracking
Đây là một trong hai mái chèo quan trọng sẽ giúp cho bạn có góc nhìn dữ liệu tốt hơn trong và sau quá trình triển khai Digital Marketing bằng cách xây dựng hệ thống UTM_Builder để đánh dấu chỉ đường, từ những gì bạn tổ chức tại UTM hệ thống báo cáo sẽ trích xuất ra dữ liệu dễ dàng, giúp bạn có góc nhìn dữ liệu thấu đáo, ra quyết định nhanh hơn trong quá trình tối ưu chiến dịch.
Một lưu ý nhỏ khi tối ưu chiến dịch Digital Performance Marketing cho bạn là hãy mã hóa những thông tin trong UTM của bạn tránh trường hợp đặt thông tin trên UTM quá rõ ràng vì đối thủ của bạn cũng có thể thấy được thông tin đó thông qua các đường link mà bạn chạy quảng cáo.
2. Mái chèo thứ hai – Xây dựng hệ thống giám sát
Đây là mái chèo thứ hai mà bạn cần phải có đó là công cụ báo cáo, như kinh nghiệm triển khai của tôi và team chúng tôi cho nhiều dự án thì tốt nhất bạn nên tổ chức một bản báo cáo Digital Performance Marketing mẫu bằng ba công cụ Google Sheet, Google Data Studio kết hợp với Supermetrics vì 3 yếu tố như sau:
- Công cụ miễn phí và dễ dùng, dễ dàng áp dụng cho các dự án tương tự (riêng supermetrics thì có thể bạn cần trả phí nếu dùng khối lượng lớn).
- Các công cụ trên đều tích hợp trên Google Cloud nên việc kết nối dữ liệu dành cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp none tech dễ dàng hơn mọi mặt cũng như chuyển quyền quản lý dữ liệu cũng đơn giản hơn.
- Giúp tối ưu thời gian xem và làm báo cáo, chia sẻ thông tin, đọc dữ liệu,… Thậm chí một người có thể quán xuyến tốt đồng thời nhiều dự án đang chạy cùng lúc. Thay vì trước đây luôn bận bịu và mất thời gian để vào hệ thống quảng cáo Google, Facebook, Google Analytics hay phải làm báo cáo cho sếp, thì nay tất cả dữ liệu tập hợp về một nơi để bạn dễ dàng quản lý, phân tích, tối ưu.
Bạn phải xây bằng được hệ thống báo cáo, tập hợp mọi dữ liệu cung cấp thông tin cần thiết mà bạn cần để tối ưu về một nơi như thế, có biểu đồ so sánh qua các ngày liền kề, tháng hiện tại với tháng trước đó hay thông tin KPIs, thực tế đạt được và chia sẻ cho những người, đối tác liên quan cần thiết cùng đọc và phân tích trên chính giao diện đó.
Như vậy, để đảm bảo phần lớn các chiến dịch Digital Performance Marketing của bạn triển khai đều đạt được hiệu quả tốt thì cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng tại phần đầu trước khi khởi hành, tổ chức UMT và xây dựng hệ thống giám sát như hai mái chèo song song. Và dĩ nhiên trong quá trình đó bạn phải ra sức để thúc đẩy campaign Digital Performance Marketing bằng những hoạt động tạo thêm content mới, thiết lập quảng cáo, tuân thủ chính sách nền tảng quảng cáo, tối ưu dưới sự cân bằng của hai mái chèo đó và xem hoạt động hằng ngày này như là bánh lái để giúp chiếc thuyền của bạn luôn vững vàng thẳng tiến.
Nếu làm tốt được các điều trên, thì bạn sẽ luôn luôn nắm thế chủ động để triển khai, tối ưu hay và đồng thời bạn sẽ thảnh thơi hơn để tìm kiếm ý tưởng mới, chiến lược, chiến thuật tối ưu Digital Performance Marketing để phục vụ cho việc mở rộng campaign.
Chia sẻ bởi anh Trần Quốc Kỳ, CEO & Co-Founder @ GIGAN JSC và Chin Media. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital và Performance Marketing, anh từng tham gia cố vấn và triển khai cho các kênh thương mại điện tử hàng đầu như: LAZADA, TIKI, Nguyễn Kim, VNG, Vietravel…
——————–
Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER
Theo dõi các bài viết khác trên Fanpage GIGAN
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing & hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY