Dựa trên báo cáo “New E-Commerce Hotspot in Southeast Asia by 2026” của Facebook và Bain & Company, dự kiến đến năm 2026, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa ước tính đạt 56 tỷ USD. Số liệu này đáng chú ý vì nó gấp 4,5 lần so với năm 2021.
Có thể thấy, thương mại điện tử là mảnh đất “màu mỡ” đầy tiềm năng để doanh nghiệp tăng trưởng vượt trội. Và việc xác định mục tiêu rõ ràng chính là “chìa khóa” quan trọng để doanh nghiệp có một định hướng rõ ràng cho chiến lược kinh doanh E-commerce.
Cùng GIGAN tìm hiểu cách xác định mục tiêu và KPI của thương hiệu để đảm bảo tăng trưởng nóng tại E-commerce.
1. Xác định mục tiêu thương mại điện tử bằng mô hình 3C:
1.1 Company:
Việc tìm hiểu sức mạnh nội tại của doanh nghiệp là điều quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh, marketing và truyền thông. Đặc biệt, bạn cần xác định được điểm khác biệt của doanh nghiệp và làm nổi bật điểm khác biệt để khẳng định vị thế.
1.2 Consumer:
Đây là yếu tố quan trọng nhất cần được tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng bởi quyết định mua hàng của khách hàng sẽ tác động đến chiến dịch và sự vận hành của doanh nghiệp. Để mang đến trải nghiệm hài lòng cho khách hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ 2 vấn đề cơ bản, bao gồm:
Những thông tin bên ngoài:
– Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai?
– Nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, mức thu nhập?
Những thông tin bên trong:
– Nỗi đau hoặc vấn đề mà khách hàng cần giải quyết là gì?
– Sản phẩm, dịch vụ nào của doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu của họ
1.3 Competitor:
Đối thủ trực tiếp: họ có cùng đối tượng khách hàng mục tiêu, loại sản phẩm, phân khúc và chiến lược phát triển tương tự với doanh nghiệp
Đối thủ gián tiếp: Họ cùng lĩnh vực hoạt động với doanh nghiệp nhưng không cùng sản phẩm và chiến lược kinh doanh
Đối thủ tiềm năng: họ là doanh nghiệp có thể cạnh tranh với bạn trong tương lai.
2. Xác định mục tiêu kinh doanh của thương hiệu:
2.1 Mục tiêu Branding:
Bao gồm các mục tiêu chính sau:
– Xây dựng hình ảnh chiến dịch truyền thông
– Chạy tương tác, like, video view…
– Chạy tăng độ phủ thương hiệu (reach, frequency..)
2.2 Mục tiêu sales:
– Chạy tìm kiếm người dùng mới (click, traffics, session…)
– Chạy những mô hình như:
- Lead Generation
- Register
- Installation
– Chạy thúc đẩy tăng doanh số bán hàng (CR%, CIR%…) nhất là đối với ngành E-commerce.
3. Làm cách nào để xác định KPI cho chiến dịch E-commerce:
Xác định KPI là quá trình quan trọng để đo lường hiệu suất của chiến dịch E-commerce. Áp dụng KPI thông minh cho chiến dịch thương mại điện tử phải đảm bảo 3 tiêu chí sau:
3.1 Sự kỳ vọng:
Theo mục tiêu tăng trưởng tháng, quý, năm
Theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
3.2 Tính khả thi:
Phụ thuộc vào từng thời điểm, nguồn lực của doanh nghiệp
Theo nhu cầu và dung lượng của thị trường
3.3 Dữ kiện lịch sử:
Review lại kết quả kinh doanh cùng kỳ năm ngoái
Trung bình trong 3 tháng gần nhất
Tháng cao điểm – thấp điểm
4. Kết luận:
Việc xác định mục tiêu và KPI không chỉ giúp thương hiệu định hướng rõ ràng mà còn giúp theo dõi và đo lường hiệu suất một cách hiệu quả. Bằng cách xây dựng chiến lược thương mại điện tử chặt chẽ và áp dụng KPI thông minh, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để tối ưu tăng trưởng “nóng” và đạt được thành công bền vững tại TMĐT.
———————————
Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing & hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY