Trong những năm gần đây, “trường phái” Performance Marketing lên ngôi nhờ vào hiệu quả mà nó mang lại “tối ưu hiệu quả trên từng đồng chi phí”, “number works – number talks”. Có thể thấy trong các tin tuyển dụng, vị trí Performance Marketing Specialist/Manager xuất hiện nhiều hơn. Với kinh nghiệm của một Performance Marketing Agency, GIGAN sẽ chia sẻ với các bạn kiến thức về “trường phái” này.
1. Nên hiểu như thế nào về “Performance Marketing”?
Ngày nay, chiến dịch Performance Marketing cung cấp cho bạn khả năng đo lường mọi thứ từ khả năng tiếp cận thương hiệu đến tỷ lệ chuyển đổi của một quảng cáo. Nguyên lý cơ bản của performance marketing rất đơn giản. Bạn chỉ trả tiền cho hiệu quả mang về – dưới hình thức nhấp vào quảng cáo, lead generation, chuyển đổi… Mặc dù điều này nghe có vẻ mới, nhưng tiếp thị hiệu suất đã thực sự xuất hiện từ giữa năm 90 với việc bắt đầu các chiến dịch PPC (Pay Per Click)
Thế mạnh của performance marketing là tận dụng công nghệ giúp doanh nghiệp thu thập thêm dữ liệu về lưu lượng truy cập và hiệu suất chiến dịch. Quyền truy cập dữ liệu này cho phép họ có giá trị thuộc tính tốt hơn cho những nỗ lực thúc đẩy thành công nhất và tối ưu hóa quảng cáo phù hợp.
GIGAN luôn sẵn sàng cung cấp những kiến thức về performance marketing giúp bạn làm quen với xu hướng marketing này.
Theo định nghĩa của Performance Marketing Association, Performance Marketing là một thuật ngữ toàn diện để chỉ các chương trình tiếp thị và quảng cáo trực tuyến trong đó các nhà quảng cáo và công ty tiếp thị được trả tiền khi hoàn thành một hành động cụ thể; chẳng hạn như bán hàng, lead hoặc click.
2. Ưu thế của trường phái “Performance Marketing” là gì?

Gần như tất cả những người làm công việc tiếp thị đều biết trích dẫn của John Wanamaker “Một nửa số tiền tôi chi cho quảng cáo là lãng phí; rắc rối là tôi không biết nửa nào”. Nếu như các mô hình marketing truyền thống, bạn cần trả trước một khoản ngân sách cho một mục tiêu mong muốn và hy vọng mang lại kết quả nào đó. Ví dụ, bạn trả tiền cho quảng cáo trong một tạp chí với hy vọng khách hàng sẽ tìm đến trang web hoặc cửa hàng của bạn.
3. Tóm lại Performance Marketing có những đặc điểm sau:
- Có thể đo đếm được (CPM, CPC, CPE, CPL, CPS, CPA, CTR, CR…)
- Có thể tối ưu được (mở rộng, cắt giảm các quảng cáo không hiệu quả)
- Tiết kiệm ngân sách, giảm được rủi ro, CPA thường thấp hơn và ROI cao hơn các hình thức khác

Với quảng cáo truyền thống, kết quả có thể ước tính được nhưng không bao giờ được đảm bảo chắc chắn. Còn với performance marketing, bạn chỉ trả tiền cho hiệu quả thực tế của đối tác marketing mang lại mà thôi, chi phí đo lường chính xác đến từng click chuột. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Performance Marketing là gì nhé?
Đón xem phần 2:
5 bước để bắt đầu một chiến dịch Performance Marketing trên website GIGAN.
———————-
Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER
Theo dõi các bài viết khác trên Fanpage GIGAN
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing & hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY