Cùng với sự bùng nổ về công nghệ số và tâm lý quan tâm về doanh thu “nóng” ở nhiều doanh nghiệp, Performance Marketing hay tiếp thị dựa trên hiệu suất đã trở thành xu hướng phổ biến ở thị trường tiếp thị Việt Nam. Với những lợi ích mà Performance Marketing nhiều người vẫn nghĩ Performance Marketing chỉ có chạy số và số, miễn là ra đơn, đem lại doanh thu là đủ. Nhưng sự thật không phải vậy.
Hiểu Performance Marketing như thế nào cho đúng?
Ra đời với mục đích giúp các doanh nghiệp nắm bắt đo đạc, tối ưu chiến dịch quảng cáo, Performance Marketing đúng với tên gọi của nó là tiếp thị dựa trên hiệu suất. Nghĩa là, với 1 đồng quảng cáo, doanh nghiệp sẽ thu lại bao nhiêu kết quả mục tiêu. Kết quả đó được thể dưới dạng số liệu cụ thể như: lead, bán hàng, click chuột,… có thể đo lường được.
Performance Marketing là hình thức “tiến hoá” của phương pháp Digital, hướng đến mục tiêu lớn nhất đó là chỉ số hiệu năng cao hơn chỉ số thị trường, giá của các kết quả rẻ hơn mong đợi, hưởng lợi ích từ các giá trị cộng thêm sau chiến dịch. Điều này có nghĩa nó chỉ góp một phần vào thành công của doanh nghiệp, là công cụ để tối ưu chi phí, tối ưu hiệu suất. Với các ưu điểm vượt trội:
- Khả năng ứng dụng rộng: Các chiến dịch Performance Marketing có thể được thiết lập ở nhiều ngành hàng, ở nhiều giai đoạn khác nhau trong một chiến dịch truyền thông lớn bằng cách thay đổi các chỉ số đo lường sao cho phù hợp.
- Giúp kiểm soát rủi ro cho hoạt động Marketing: Bằng việc đưa ra KPI “chuẩn” ngay từ lúc bắt đầu, Performance Marketing là công cụ giám sát, kiểm soát để ra quyết định kịp thời. Đồng thời, đưa ra nhiều phương án thay thế để đảm bảo mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
- Báo cáo rõ ràng – minh bạch số liệu: Các số liệu luôn được cập nhập và tối ưu một cách realtime.
- Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp: Khi chỉ số lợi nhuận (ROI) được tập trung nhiều hơn đồng nghĩa với việc các nhà quảng cáo sẽ gặp ít rủi ro hơn. Không những thế, triển khai một chiến dịch Performance Marketing có thể tối ưu chi phí ở đa khía cạnh như: thời gian làm việc, vận hành, phân tích báo cáo,…
Performance Marketing và Branding Marketing khác nhau như thế nào?
Theo American Marketing Association (AMA), Performance Marketing là tổng hợp các hoạt động nhằm tạo ra các trao đổi có giá trị cho doanh nghiệp. Còn là Branding Marketing hình ảnh trong tâm trí của các bên có liên quan đến: sản phẩm, công ty; và các giá trị hay lợi ích mà thương hiệu có thể mang lại cho khách hàng.
Ở một khía cạnh khác, Performance được xem là chiến lược ngắn hạn, trong khi đó Branding là chiến lược dài hạn của một doanh nghiệp. Điều này được giải thích như sau:
- Chiến lược Performance Marketing là chiến dịch ngắn hạn bởi các hoạt động thường tập trung để tạo ra chuyển đổi bằng nhiều thức khác nhau. Các hoạt động này giúp tăng doanh thu trong thời gian ngắn, có thể dễ dàng đo lường bằng các chỉ số như CIR%, ROI và số lượng đơn hàng,…
- Còn Branding Marketing hay Brand-building tập trung xây dựng thương hiệu thông qua nhiều hoạt động như tri ân khách hàng, giữ chân khách, song song với đó các các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện,… Mục tiêu cốt lõi là biến thương hiệu gắn liền với tâm trí khách hàng.
Dù xem xét định nghĩa ở khía cạnh nào đi chăng nữa, Performance Marketing và Branding Marketing có sự khác biệt cơ bản đó là Performance hướng đến chuyển đổi còn Branding hướng đến thương hiệu. Hai hướng này, luôn song hành và bổ trợ cho nhau. Branding phải luôn song hành và có sự liên kết với các hoạt động quảng cáo để tối ưu hiệu quả các nguồn lực.
Quảng cáo “rẻ” thì chiến dịch Performance Marketing được xem là thành công?
Điểm nổi bật nhất của Performance Marketing với các hình thức khác là thu lại Leads/Sales/Conversions nhưng đó không phải là tất cả. Để đánh giá một chiến dịch Performance marketing ta cần xem xét ở nhiều khía cạnh. Dựa trên nhiều yếu tố đo lường như:
- A/B testing
- Tối ưu hoá Creative
- Tối ưu hoá Media (Optimization, scale-up, analytics)
- Tối ưu hoá Production
Một chiến dịch Performance Marketing được xem là thành công khi có thể kết nối và tối ưu hoá mọi thành tố để cho ra các chỉ số hiệu năng cao, đem lại nhiều giá trị cộng hưởng sau chiến dịch. Quan trọng nhất là đạt được KPI đề ra ban đầu. Vậy nên, quảng cáo cho ra kết quả rẻ không chứng minh được chiến dịch đó có thành công hay không.
Performance Marketing không chỉ quan tâm số liệu. Nhưng số liệu là công cụ tốt nhất để chứng minh sự hiệu quả của một chiến dịch tại thời điểm đó hay không. Nếu hướng đến sự phát triển bền vững, tăng trưởng hiệu quả, tận dụng mọi tiềm năng hiện có, hãy xem Performance Marketing là một công cụ trong một giải pháp Marketing toàn diện.
——————–
Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER
Theo dõi các bài viết khác trên Fanpage GIGAN
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing & hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY