Dưới tác động của khó khăn tài chính, tâm lý người tiêu dùng chuyển hướng chi tiêu cầm chừng. Vậy đâu là hướng để xoay chuyển tình thế? Doanh nghiệp nên làm gì trước thềm mùa lễ hội cuối năm 2023 – đầu năm 2024.
Hãy cùng Gigan tìm hiểu trong bài viết này.
1. Nắm bắt tâm lý tiêu dùng để thích ứng:
Trước sự trầm lắng của thị trường và những ảnh hưởng về việc làm, thu nhập, tài chính. Sự thay đổi của hành vi tiêu dùng mang theo nhiều đặc điểm. Cụ thể như siết chặt chi tiêu hơn, cẩn trọng hơn, thông minh hơn cùng nhu cầu mua sắm thiên về trải nghiệm hơn.
Theo dự báo của Kantar, kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức. Khi rủi ro lớn nhất là lạm phát vẫn tiếp tục tăng. Số liệu công bố của Tổng cục thống kê cho thấy, bình quân 7 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tăng 4,65% so với cùng kỳ năm 2022.
Vậy ta có thể thấy rõ mối quan tâm của người tiêu dùng tập trung vào yếu tố giá cả. Không những thế, khi ngày càng nhiều sự lựa chọn được mở ra, người tiêu dùng không chỉ so sánh giá, ưu đãi mà còn so sánh giữa các điểm bán hay sàn thương mại khác nhau. Do đó, ngoài những yếu tố về trải nghiệm và chất lượng mà GIGAN đã đề cập. Khách hàng còn ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có giá tốt và chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
2. Cơ hội & thách thức trong thời kỳ cuối năm:
Tuy chịu nhiều dư chấn từ các biến động kinh tế trong và ngoài nước. Thị trường Việt Nam những tháng cuối năm ngày càng sôi động nhờ nhiều hỗ trợ tích cực từ các chính sách vĩ mô.
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Chartered dự báo Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 7% trong nửa cuối năm 2023. Cùng với đó, báo cáo Vietnam Report 8/2023 cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường có sức hấp dẫn lớn với nhiều tiềm năng phát triển. Quy mô thị trường hiện lên tới 142 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD trong vài năm tới.
Thực tế, thời điểm cuối năm quy tụ hàng loạt sự kiện nối tiếp từ tháng 10/2023 kéo dài qua năm mới như Tết nguyên đán, Valentine,… Đây cũng là dịp các nhãn hàng đua nhau tung các kịch bản khuyến mãi mới lạ, độc quyền. Hướng đến kích cầu tiêu dùng nội địa, thường thấy nhất ở các nền tảng mua sắm trực tuyến.
Mặt khác, trong thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp thường tập trung vào kết quả ngắn hạn để bảo vệ doanh thu và dòng tiền. Tuy nhiên, đây có thể là một cái bẫy khi thương hiệu đánh đổi giá trị thương hiệu dài hạn để đạt được lợi ích ngắn hạn.
Làm thế nào các thương hiệu và nhà bán lẻ có thể đối phó? Kantar đã chỉ ra 2 yếu tố quan trọng mà họ cần hướng đến.
- Thứ nhất, họ cần hiểu rõ cách người tiêu dùng phản ứng với sự thay đổi giá cả, tùy thuộc vào từng ngành hàng.
- Thứ hai, họ phải cân nhắc giữa việc tăng giá và xây dựng thương hiệu, đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm và truyền đạt thông điệp phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng.
3. Những xu hướng mới
Các kênh offline như cửa hàng, beauty chain vẫn giữ một vị trí đặc biệt. Nhưng trong bối cảnh tâm lý mua sắm cẩn trọng, người tiêu dùng thường cần nhiều thời gian để xem xét và đưa ra quyết định. Vì vậy, các kênh mua sắm trực tuyến trở thành một hướng phát triển hợp lý. Bởi đây là kênh lý tưởng để tạo cảm giác FOMO gấp rút, thúc đẩy quyết định mua sắm nhanh chóng và tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt nhất về giá cả và tiện lợi.
Theo báo cáo từ Metric, trong 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, bao gồm Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki và Sendo, đã đạt 92 nghìn tỷ đồng. Trong số này, Shopee chiếm tỷ trọng lớn nhất với doanh thu 59 nghìn tỷ đồng (64%).
Tuy nhiên, có một cái tên gây bất ngờ, đó là Tiktok Shop. Vượt qua cả Tiki và Sendo để đứng ở vị trí thứ 2 với tổng doanh thu 16,3 nghìn tỷ đồng. Tiktok Shop hiện có hơn 107 nghìn cửa hàng có doanh số và đã bán được 117 triệu sản phẩm. Điều này thể hiện một xu hướng mua sắm mới bắt đầu thịnh hành hơn – Shoppertainment.

Kantar cũng chỉ ra một số xu hướng mới đang thúc đẩy sự phát triển của các kênh mua sắm trực tuyến:
- Xu hướng mua sắm kết hợp với giải trí, dự kiến sẽ đóng góp hơn 30% giá trị thị trường thương mại điện tử vào năm 2025. Trong lĩnh vực này, Tik Tok Shop đã nổi bật bằng việc tích hợp mua sắm vào mạng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận thương hiệu và sản phẩm mới.
- Xu hướng trải nghiệm mua sắm ảo đã cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Với sử dụng smartphone có camera hoặc việc tải lên hình ảnh, người tiêu dùng có thể thấy sản phẩm mỹ phẩm trên khuôn mặt của họ trước khi quyết định mua.
- Xu hướng Online-to-Offline (O2O) trở thành chiến lược quan trọng trong việc xây dựng trải nghiệm mua sắm liền mạch qua nhiều điểm tiếp xúc và thúc đẩy sự chuyển đổi. Điều này đã trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh trở lại thời kỳ trước đại dịch COVID-19.
Tổng hợp
———————————
Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing & hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY