Ở bài viết trước, ta đã được làm quen với 4 bước đặt nền tảng cho một framework cơ bản. Ở bài viết này, bạn sẽ cùng GIGAN bước lên con tàu content để tiến vào những bước triển khai mang tính chi tiết hơn.
5. Lên cột nội dung chính – Content Pillar
Pillar là nhóm nội dung lớn, tập hợp các chủ đề con trên một ý tưởng bao quát. Các pillar này được xây dựng theo một cách hiệu quả để tổ chức chiến dịch nội dung bài bản. Lên content pillar sẽ cho phép bạn tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có, phân bổ “tài nguyên” hợp lý, phân phối nội dung “đúng người, đúng tệp”. Vậy nên, bạn có thể bắt đầu từ việc:
- Lựa chọn thứ tự ưu tiên:
“Ưu tiên” là một yếu tố thiết yếu, giống như việc đau chỗ nào thì mình chữa chỗ đó. Tương tự vậy, bạn có thể xem xét lại tổng quan thương hiệu. Xác định nhiệm vụ nào là quan trọng nhất, tài nguyên nào đang dồi dào nhất, khách hàng đang cần được giải quyết vấn đề nào nhất hay các sự kiện lớn nào sắp diễn ra,… Tất cả sẽ trở thành nguồn nguyên liệu tốt để bạn chế biến thành những món ăn ngon.
- Tìm chủ đề cốt lõi:
Khi chọn chủ đề nội dung hãy xem xét bức tranh toàn cảnh. Nghĩa là, ngoài nghiên cứu chính thương hiệu của mình, ta cũng nên tham khảo đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường. Khi đánh giá tổng quan hãy đảm bảo các chủ đề của bạn đáp ứng được 2 tiêu chí:
- Tính hữu ích đối với khách hàng mục tiêu
- Khả năng tác động đến các điểm chạm
6. Angel content
Pillar & Angle là một hệ thống chặt chẽ và logic, đảm bảo cho tuyến nội dung được liên kết. Nếu Pillar được xem là cành cây, thì Angle sẽ là các nhánh của một thân cây.
Angle được triển khai từ pillar content. Đây được xem là cách tiếp cận khách hàng qua những nội dung, góc nhìn, tình huống, quan điểm độc đáo của thương hiệu. Đồng thời, chi tiết hoá các chủ đề lớn sẽ giúp thương hiệu tập trung vào từng khía cạnh, từng mặt của chủ đề đó. Content Angle có “sức mạnh” thiết lập mindset về tone & mood, brand story cho thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh.
Để tạo ra những content angle độc nhất, nội dung thường sẽ trả lời được 3 câu hỏi sau:
– Target Audience: Bạn đang tạo nội dung cho ai?
– Thông điệp: Nội dung của bạn cung cấp hay trả lời cho những câu hỏi nào?
– Kết quả (Outcome): Nội dung của bạn giúp khán giả đạt được mục tiêu như thế nào?
– Thương hiệu: Chất liệu, thông tin, USP nào có thể hỗ trợ bài viết
Quy tắc tam giác cân đảm bảo sự kết nối 3 bên khi xây dựng các ấn phẩm quảng cáo. Đó là kết nối giữa khách hàng – thương hiệu – lợi ích được phát triển từ thông điệp của bài viết. Ở đó, mỗi thành tố đóng một vai trò quan trọng. Giúp cân bằng nội dung, định hướng mục tiêu và sự tương thích với nền tảng, độ hiển thị.
7. Format content:
- Social media: Điểm đặc trưng của các nền tảng này là cho phép người dùng tương tác trực tiếp. Đồng thời có thể cung cấp nhiều nội dung ở nhiều định dạng khác nhau như văn bản, ảnh, video, gif,…
- SEO: Đây là phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất để cung cấp thông tin chi tiết, giá trị và toàn diện về một chủ đề nào đó.
- Email marketing: Đây là một kênh liên lạc cho phép gửi thông điệp theo cách tùy chỉnh tới khách hàng tiềm năng. Kênh này được sử dụng phổ biến vì chi phí thấp và cách tiếp cận trực tiếp đối với khách hàng.
- Video: Video content là một dạng content marketing sử dụng các nội dung video với mục đích truyền tải thông tin truyền thông từ phía thương hiệu đến với khách hàng. Các loại video content thông dụng có thể thấy như là hình động GIF, vlog, live video, webinar,…
- Diễn đàn: Forum marketing là một diễn đàn, cộng đồng nơi hội tụ những người có cùng sở thích, cùng nhau chia sẻ quan điểm của họ về một chủ đề cụ thể mà họ quan tâm. Các diễn đàn này thường tập trung vào một chủ đề nhất định, để người tham gia có thể thực hiện các hoạt động chia sẻ hay thu thập được các thông tin chi tiết hơn ở góc độ “người sử dụng”.
Ở mỗi format sẽ yêu cầu một bộ quy chuẩn khác nhau, phục vụ cho từng giai đoạn khác nhau. Đòi hỏi người làm content cần có sự linh hoạt lựa chọn các fomat phù hợp với cấu trúc truyền thông của từng kênh quảng cáo trong chiến dịch truyền thông.
8. Chọn kênh để truyền tải nội dung
Kênh truyền thông là những công cụ được sử dụng để thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Giúp nâng cao trải nghiệm giữa khách hàng và thương hiệu, thúc đẩy tiếp thị mối quan hệ, tạo ra sự nhận biết để tác động đến các hoạt động bán hàng.
Lựa chọn phương tiện truyền thông hiệu quả cần phải xem xét dưới 2 góc độ:
- Tính phù hợp: Sự phù hợp được xem là sự tương thích giữa nội dung sản xuất với chân dung khách hàng, hành vi khách hàng trên từng nền tảng và giai đoạn triển khai của kế hoạch.
- Tính khả thi: Để đưa ra nhận định một cách khách quan và chính xác, ta cần thiết lập bộ KPI. Mà qua đó, ta có thể đánh giá các tiêu chi về độ phủ, độ hiệu quả, khả năng tiếp cận dưới một mức ngân sách tối ưu nhất.
9. Kế hoạch phân phối nội dung
Phân phối nội dung là hành động chia sẻ, sản xuất và quảng bá nội dung đến khách hàng ở nhiều phương tiện thông qua các kênh khác nhau. Các kênh này có thể được phân loại thành ba nhóm: Owned Channels, Earned Channels và Channels.
- Owned Channels: Các kênh sở hữu là các nền tảng và kênh nội dung thuộc về thương hiệu như blog, website, email, phương tiện truyền thông xã hội hoặc microsite.
- Earned Channels: Đây là khi các bên thứ ba phân phối nội dung hoặc thông điệp thương hiệu của bạn. Kênh truyền thông này cũng được hiểu dưới định nghĩa là kênh truyền thông lan truyền, nghĩa là các cuộc thảo luận, bình luận tự nhiên của khán giả/ khách hàng mà tại đó quảng bá thương hiệu.
- Paid media : Đây là những kênh bạn phải trả tiền để được phân phối nội dung, bao gồm các bài viết PR, bài quảng cáo của người nổi tiếng,… Trong đó chủ sở hữu của nội dung được trả một số tiền nhất định mỗi khi ai đó nhấp qua để xem nội dung.
Để thành công trong phân phối nội dung, bạn cần đảm bảo nội dung của bạn tiếp cận đúng đối tượng vào đúng thời điểm. Điều này là cần thiết, bởi mỗi kênh sẽ mang một đặc tính khác nhau. Phân phối đúng kênh giúp thương hiệu phân bổ nội dung hợp lý, đem đến cơ hội tốt nhất để được khách hàng “nhìn thấy” và quản lý hiệu quả chiến dịch nội dung đó.
Tỷ lệ giữa các kênh trong một chiến dịch phân bổ nội dung nên được xác định dựa trên việc phân tích TA, historical data ở từng giai đoạn. Nếu bạn phân phối hợp lý giữa 3 kênh Paid – Owned – Earned, đây chính là chiếc “kiềng ba chân” vững chãi.
10. Viết content chi tiết
Để triển khai một bài content hoàn chỉnh không chỉ đòi hỏi ở bạn “văn hay chữ tốt”. Đây còn là sự tổng hòa của 4 thành phần chính, bao gồm:
- Tiêu đề – Headline:
- Mở bài – Sapo:
- Thân Bài – Body:
- Kết bài – CTA
Viết thôi là chưa đủ, nội dung cũng cần được tối ưu cả yếu tố vô hình lẫn hữu hình. Như vậy đảm bảo được content của bạn mang đủ các “yếu tố thương hiệu” nhưng vẫn có sự khác biệt cùng một lối truyền tải thông tin hiệu quả. Đồng thời, nội dung vẫn tuân thủ bộ quy tắc ở từng nền tảng.
Hãy nhớ rằng, yếu tố chính để thu hút người đọc là chiều sâu của content. Nếu nội dung nghèo nàn, dẫu có “màu mè” đến đâu, bạn vẫn là người “out top”.
———————————
Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí: TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing & hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY