Bạn đã từng bắt gặp thuật ngữ Framework? Lượn lờ trên các trang chuyên ngành người ta nhắc nhiều về framework như “cái nền” của một bài content hay nhiều hơn thế?
Vậy thực chất Framework là gì?
Framework dịch thô là khung sườn. Trong marketing, Framework được hiểu là sườn nội dung. Tại đây, bạn được cung cấp tất cả thông tin một cách có cấu trúc và cụ thể để sản xuất content đa nền tảng theo định hướng.
Trong thời đại ngành sáng tạo bùng nổ, cứ mỗi giây, có hàng ngàn, hàng triệu content “ra đời”. Content của bạn sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi nếu không đem lại giá trị và không có tính mới. Chính vì thế, triển khai content từ Framework “chuẩn chỉnh” là điều tiên quyết, mở đường cho sự tăng trưởng của nội dung.
Và Gigan ở đây để giải đáp câu hỏi xây dựng framework như thế nào.
1. Đặt mục tiêu:
Có đến 96% marketer công nhận sự ảnh hưởng tích cực của content marketing đến thương hiệu của họ (Zazzle Media, 2019). Thế nhưng, lại có đến 70% content creator nói rằng, họ bị “lạc” khi chiến dịch nội dung của họ thiếu định hướng. Vậy nên, để bắt đầu một framework chuẩn ta nên bắt đầu từ việc làm rõ mục tiêu chiến dịch.
Bạn có thể làm quen với Phương pháp SMART – phương pháp kinh điển trong đặt mục tiêu. Nó giúp bạn thu hẹp phạm vi đồng thời làm rõ các yếu tố cơ bản để loại bỏ sự “chung chung”, phỏng đoán của một chiến dịch. S.M.A.R.T được thiết lập từ các từ viết tắt mô tả các thành tố quan trọng của một mục tiêu. Cụ thể:
- Specific: Cụ thể, rõ ràng, minh bạch và dễ hiểu
- Measurable: Các tiêu chí có thể đo lường được và cách đo lường nó
- Achievable: Có tính khả thi và phù hợp với nguồn lực hiện tại
- Realistic: Mục tiêu thực tế, đáp ứng được sứ mệnh công ty và định hướng phát triển
- Time bound: Khung thời gian cụ thể, có ngày bắt đầu và ngày dự kiến kết thúc.
Còn nếu thị trường bạn hướng đến đòi hỏi sự linh hoạt và thích nghi nhanh chóng. Phương pháp CLEAR sẽ là sự lựa chọn phù hợp:
- Collaborative: Mục tiêu có tính chất liên kết, khuyến khích tinh thần đồng đội
- Limited: Mục tiêu đặt trong phạm vi cụ thể và khoảng thời gian xác định
- Emotional: Chọn cách truyền cảm hứng, miêu tả đầy cảm xúc để thúc đẩy nguồn năng lượng tích cực
- Appreciable: Có thể đánh giá và đo lường bằng cách chia nhỏ mục tiêu
- Refinable: Có thể tinh chỉnh và xác định lại khi cần thiết
2. Chân dung người dùng:
Chân dung khách hàng được hiểu bản phác thảo chi tiết và toàn diện về khách hàng mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp. Đây được xem như một bản hồ sơ khách hàng có khái quát mọi thông tin bao gồm nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi khách hàng, vị trí địa lý,… Dựa vào đó, bạn có thể xác định được paint-point và các dữ liệu cần thiết để đề xuất, phân phối các chiến lược marketing một cách hiệu quả và chính xác hơn.
Một bức tranh chân dung khách hàng cơ bản thường có 4 yếu tố:
Lưu ý rằng, biến số tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Nghĩa là, chân dung khách hàng sẽ có sự thay đổi và bạn cũng có rất nhiều thứ để khai phá. Việc phân tích target audience là một vòng lặp, bạn càng thường xuyên cập nhập, bổ sung các đặc tính bao nhiêu. Thì các chiến lược của bạn sẽ càng đảm bảo phân phối đúng tệp bấy nhiêu.
3. Xác định tone & mood của Framework:
Xét về ngữ nghĩa, tone là văn phong, giọng điệu; Mood là cảm xúc được truyền tải. Như vậy, “tone and mood” được xem như giai điệu của một sản phẩm, một bài content hay một chiến dịch quảng cáo. Mà ở đó truyền tải cảm xúc, dẫn dắt tâm trạng của khách hàng.
Theo một nghiên cứu tại Harvard, có đến 95% quyết định mua hàng được đưa ra trong vô thức. Hay nói cách khác, tâm lý thúc đẩy hành động, quảng cáo “chạm đến” người xem là “điểm chạm” chuyển đổi quan trọng. Đó là lý do khiến tone and mood là tối quan trọng trong một quảng cáo. Để làm được việc này, bạn có thể thực hiện một số cách sau:
– Sử dụng phương pháp 5W1H để hiểu rõ brand và sản phẩm.
-Tham khảo tầm nhìn, sứ mệnh, cũng như các content đã từng triển khai để nắm rõ tinh thần thương hiệu.
– Đặt câu hỏi dành cho phía thương hiệu vì họ sẽ là người hiểu rõ brand, sản phẩm nhất.
– Vẽ chân dung chi tiết khách hàng, từ đó đặt mình vào vị trí khách hàng để thấu hiểu paint-point, tìm hiểu insight, vẽ lên Empathy Map,…
4. Đề xuất cách tiếp cận
Hiểu được tâm lý và hành vi của người dùng qua từng giai đoạn có thể giúp thương hiệu tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhất và xây dựng được các nhóm nội dung hiệu quả nhất. Từ đó, có được lòng tin của khách hàng. Customer journey có 5 giai đoạn như sau:
- Nhận thức: Nội dung ở giai đoạn này nên được triển khai theo 2 hướng. Một, kể câu chuyện thương hiệu, thông báo và hình thành hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Hai, phát triển nội dung thúc đẩy các nhu cầu, sở thích của khách hàng. Điểm chung của 2 nhóm nội dung này là cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin cơ bản, mà ở đó gợi cho họ sự tò mò về thương hiệu và sản phẩm.
- Cân nhắc: Content creator phải đảm bảo nội dung bạn sản xuất trả lời được người dùng những câu hỏi liên quan về thương hiệu và sản phẩm. Đồng thời, đưa ra hướng giải quyết vấn đề của họ ở giai đoạn này. Điều lý tưởng ở giai đoạn này là thật nhiều sáng tạo cũng như những thông tin cô đọng. Nó sẽ “khắc” sâu trong tâm trí khách hàng, nhất là khi họ đang phải so sánh bạn với nhiều thương hiệu khác nhau.
- Quyết định: Nội dung ở giai đoạn này sẽ giúp khách hàng tiềm năng xác định lý do tại sao bạn là lựa chọn tốt nhất. Do đó, nội dung cần có sự chuyên biệt, đánh trúng paint-point, hay các dạng testimonial sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất.
- Duy trì: Làm nổi bật tính năng mới, củng cố sở thích của người tiêu dùng, sự khác biệt sản phẩm, đó là “checklist” bạn cần cân nhắc. Trong giai đoạn này, bạn nên cung cấp thông tin chuyên sâu và mang tính hỗ trợ nhằm giảm thiểu rủi ro trong mắt khách hàng.
- Vận động: Bạn có biết chiến lược “giữ chân” khách hàng cũ tiết kiệm gấp 7 lần chi phí so với các hoạt động thu hút khách hàng mới? Sau khi đã gieo niềm tin thành công, đây là giai đoạn bạn sẽ xây uy tín bằng cách hình thành một kết nối cảm xúc với khách hàng để thiết lập lòng trung thành. Tại đây, nội dung đòi hỏi sự tương tác với khách hàng trên đa phương tiện truyền thông và triển khai các hoạt động remarketing như tri ân, giảm giá, ưu đãi đặc biệt,…
Trên thực tế, các giai đoạn của hành trình khách hàng không hoàn toàn tách bạch mà có thể diễn ra chồng lên nhau. Vậy nên, xác định giai đoạn hiện tại của khách hàng là điều tiên quyết để đưa ra các phương án tiếp cận cụ thể, thông qua các kênh truyền thông chính.
Trên đây là 4 bước đầu trong hành trình xây dựng framework “chuẩn chỉnh”. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 6 bước còn lại trong bài viết tiếp theo.
———————————
Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing & hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY