YẾU TỐ ĐO LƯỜNG & ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHIẾN DỊCH PERFORMANCE MARKETING
Lợi thế lớn nhất của Digital Marketing so với các kênh Marketing truyền thống là có thể đo lường được hầu như tất cả. Đo lường và đánh giá chiến dịch Performance Marketing như thế nào? Để có thể đạt được như cam kết, chiến dịch sẽ thực hiện theo Quy trình tối ưu hiệu quả Performance Marketing như dưới đây:
1. A/B TESTING
Khoảng 10% ngân sách Marketing và 10% tương ứng thời gian campaign dự kiến. Trước khi triển khai có rất nhiều ý tưởng về content, design, promotion…Tuy nhiên, ở môi trường online hoàn toàn khác. Thay đổi title, giọng điệu, trích dẫn dữ liệu, sử dụng con số là cách tối ưu cơ bản. Quá trình này để xác định lại đúng hướng đi, ý tưởng thực thi như thế nào. Do đó, đây là bước không thể thiếu để đánh giá hiệu quả chiến dịch Performance Marketing.
2. TỐI ƯU CONTENT
Yếu tố chính:
- Tạo sự thu hút: Trong 2 dòng đầu tiên nếu không có sự thu hút thì bạn sẽ dễ mất cơ hội tiếp cận khách hàng.
- Cung cấp thông tin: Sau khi tạo nội dung thu hút thì thông tin đưa vào phải thực tế, đúng với sự kỳ vọng của khách hàng, không quá câu view, giật tít.
- CTA (Call To Action): Kêu gọi hành động để tạo ra chuyển đổi
Yếu tố phụ:
- Trend: Áp dụng các xu hướng mới, bắt trend thị trường.
- Hình ảnh: Ấn tượng với ngay từ lần đầu tiên
- Lợi ích: Dựa vào lợi ích để content có cơ sở CAT với brand hoặc sản phẩm.
3. TỐI ƯU DESIGN
Thiên hướng màu nổi bật được các trang thương mại điện tử tin dùng. Những màu nóng thường đem lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn. Hình ảnh ngắn gọn, súc tích theo tiêu chí Check text 20% khi chạy Ads. Thông tin phải chính xác với Landing Page nhất là về Giá. Tạo sự chú ý với các màu đối lập với các banner có CTA (kêu gọi hành động). Những lưu ý nhỏ này sẽ giúp việc đánh giá hiệu quả chiến dịch Performance Marketing của doanh nghiệp tốt hơn.
4. OPTIMIZATION
Xác định lại chiến dịch truyền thông hiệu quả content, target,… (EST 20%). Khẳng định lại đúng hướng đi khách hàng đang quan tâm.
Có những Campaign không thể đạt được hiệu quả dù đã test nhiều hướng. Nếu đã thử nhiều phương pháp tối ưu hãy thử test lần 2, BACK-UP PLAN. Tái tạo campaign mới để tìm kiếm cơ hội reach mới. Tránh phụ thuộc vào campaign nhất định. Chuẩn bị trước campaign mới để khi campaign đang chạy giảm reach, đáp ứng cho nhu cầu Scale-Up.
5. SCALE-UP
Nhiều vấn đề về Media sẽ xảy ra ở giai đoạn này. Phần lớn gặp phải vấn đề không xác định được chiến dịch truyền thông nào thực sự hiệu quả hoặc làm sao mở rộng, tìm tệp khách hàng xung quanh mình?
Mở rộng đối tượng phát triển content để thực hiện mục đích sale-up (EST 70%). Tìm hàng vị lân cận xung quanh để mở rộng đối tượng. Hãy mở rộng TA (Target Audience) tùy theo mức độ phân tích và sự tương quan giữa các kênh đang hướng tới.
6. ANALYTICS
Đảm bảo luôn giám sát real-time. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả chiến dịch Performance Marketing. Tối ưu thời gian theo dõi và báo cáo, chia sẻ thông tin, đọc dữ liệu,… có thể quản lý tốt nhiều dự án đang chạy cùng lúc.
KẾT:
Đánh giá hiệu quả một chiến dịch Performance Marketing là điều không hề dễ. Bởi những điều kể trên vẫn chưa đủ vì các doanh nghiệp, Client cần thêm bước DATA SEGMENT – bước mở rộng, tổ chức Remarketing hoặc các chiến dịch khác để kế thừa hiệu quả của Performance Marketing. Nếu làm tốt theo quy trình, bạn sẽ luôn luôn chủ động khi triển khai, tối ưu Digital Performance Marketing.
Hy vọng bài viết trên của GIGAN cung cấp được cho bạn những thông tin, kiến thức cần thiết.
Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết: “Performance Marketing có giải cứu thế giới?” để hiểu sâu hơn.
Xem thêm các bài viết khác về kiến thức Marketing: Tại đây
Liên hệ với GIGAN:
——————–
Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER
Theo dõi các bài viết khác trên Fanpage GIGAN
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing & hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY