fbpx

Content writer và designer: từ cặp đôi “hoàn cảnh” đến cặp đôi hoàn hảo

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Một bài post hiệu quả hội tụ cả hai yếu tố phần chữ và hình mới mang lại được performance tốt. Vậy đứng sau một bài post thành công hay một chiến dịch có key message và key visual xịn sò đó là ai? Câu trả lời chính là content writer và designer cặp đôi “hoàn cảnh”. Người tư duy logic, người tư duy nghệ thuật nhưng phải song kiếm hợp bích với nhau trong công việc. Vậy làm sao để dung hòa mối quan hệ này? 

1.Vì sao content writer và designer xảy ra mâu thuẫn?

Bộ phận creative trong agency thường chia ra 2 nhánh, một là content writer phụ trách nội dung và designer phụ trách hình ảnh. Nhưng không hiếm những lần content writer và designer “choảng nhau” trong những tình huống dở khóc, dở cười.  

Việc chỉnh sửa không hồi kết từ feedback của của bạn content, khiến designer không thể nào làm việc “vui vẻ không quạu”, hay brief một đằng designer làm theo một nẻo, sai chính tả, sai màu sắc, sai font chữ,… Những lỗi sai tưởng chừng như lặt vặt nhưng lại có thể dẫn đến hậu quả lớn ảnh hưởng đến hiệu suất công việc do việc chỉnh sửa quá nhiều lần. 

Vấn đề phát sinh từ giai đoạn briefing, content writer tạo brief khó hiểu, quá ít hoặc quá nhiều thông tin, feedback chung chung không đưa ra giải pháp nhưng designer vẫn phải sửa, và căng thẳng hơn có lẽ là những pha “lật bánh tráng”  đổi brief vào phút chót.

2. Content writer và designer mâu thuẫn, ai đúng ai sai? 

Góc nhìn của content writer

Công việc của content writer là lên định hướng nội dung bài viết, nắm bắt được tinh thần của bài post nên sẽ đảm nhận phần briefing cho designer, làm sao cho designer hiểu được nội dung cũng như truyền tải được thông điệp của thương hiệu thông qua hình ảnh. 

Tuy nhiên quá trình kết hợp của cặp đôi “oan gia” này chưa bao giờ dễ dàng. Designer không chịu hợp tác mặc dù bạn content đã cố gắng truyền tải hết ý tưởng thông điệp của bài viết nhưng designer vẫn không tạo ra thiết kế như ý. Designer hẹn mà không thấy trả bài hay bật chế mất tích “ngoài vùng phủ sóng”. Cuối cùng, content writer là người “đứng mũi chịu sào”, không có ảnh nộp thế là bị sếp cho “ăn hành”. Không hiếm những bạn content writer đã thốt lên rằng “thà mình tự làm còn hơn”. Có lẽ đây là câu nói bất lực khi “mối quan hệ” này không thể tiếp tục được nữa. 

Chắc hẳn không ít bạn content writer đã nhìn thấy mình trong những tình huống như trên. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc designer nghĩ gì về mình không?

Góc nhìn của designer

Người làm content không được đào tạo bài bản về các nguyên lý thiết kế cũng như chưa được rèn luyện nhiều về mặt tư duy nghệ thuật nên xét về chuyên môn thẩm định thiết kế, designer sẽ là người có chuyên môn hơn. 

Content dạng hình ảnh sẽ khác với content chữ viết. Bạn có thể viết nhiều, đưa nhiều thông tin chi tiết, cụ thể cho khách hàng dễ hiểu vào bài viết tuy nhiên với hình ảnh cách làm này lại không hiệu quả. Những bạn content writer luôn muốn đưa thật nhiều thông tin vào banner, điều này có thể đã trở thành thói quen không hay của nhiều bạn làm công việc viết lách. 

Feedback là điều không tránh khỏi vì tư duy thẩm mỹ của mỗi người sẽ khác nhau. Điển hình có thể nhắc đến những tác phẩm để đời của họa sĩ Picasso – ông là danh họa nổi tiếng bậc nhất của thế kỷ 20 nhưng liệu có chắc rằng ai nhìn vào các tác phẩm của ông đều yêu thích đều thán phục và công nhận rằng nó đẹp? Việc đánh giá một thiết kế đẹp hay xấu là do cảm tính, sở thích của từng người, có thể đẹp với bạn nhưng với người khác thì chưa hẳn.

Việc thẩm định, đánh giá một banner đẹp hay xấu không thể chỉ dựa vào cảm tính mà phải có lý do thuyết phục. Tại sao bố cục này không phù hợp? Vì sao font chữ này không thích hợp với thương hiệu? Màu sắc không thu hút do đi sai brand guideline hay phối màu không hợp mắt?,…. Hãy feedback và đưa ra lý do có sức thuyết phục, xem xét thật kỹ và thống nhất các feedback một lần tránh góp ý nhiều lần làm mất thời gian cho designer. 

3. Làm sao để content writer và designer có thể  “song kiếm hợp bích” với nhau

Xác định vai trò của nhau

Để làm việc cùng nhau trước tiên phải xác định đúng vai trò và hiểu về công việc của nhau. Công việc sáng tạo thành công không đến từ sự làm việc cá nhân, một mình chiến đấu với brief của khách hàng mà thành quả sẽ đến từ các “ý tưởng này là của chúng mình”. Việc xác định rõ vai trò của nhau để có thể phối hợp cùng nhau trong công việc rất quan trọng.

Mỗi bạn là có vai trò là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, bạn cần hiểu chính xác về thế mạnh và khả năng của mình đóng góp cho dự án chung. Hãy hình dung bản thân chúng ta là một cái mắt xích trong một chuỗi công việc. Mỗi bạn đều có sự liên kết mật thiết với nhau, output của bạn này là input của bạn kia.

Content sẽ có vai trò người nắm thông tin dự án và tinh thần của bài post nên sẽ hiểu được mình cần một hình ảnh như thế nào để ráp lại thành một bài thống nhất hoàn chính, phát huy được thế mạnh của Performance content. 

Content writer đưa ra brief, designer có nguyên vật liệu để bắt đầu công việc của mình. Không có brief đồng nghĩa với việc designer thể bắt làm việc. Content hoàn thiện brief cho designer. Ngược lại designer hoàn thành thiết kế đúng deadline. Sau đó bạn content mới có bài để nộp cho sếp, cho account và cuối cùng là cho khách hàng để job được on air đúng thời hạn.

Content dù hay đến đâu mà hình ảnh không thu hút khách hàng thì bạn fail ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi vì không tạo được sự thu hút cho khách hàng từ hình ảnh. Như vậy việc đầu tư vào thiết kế sẽ quyết định đến sự thành công của một bài content nhiều hơn là các headline cũng như nội dung.. Đó là lý do tại sao bạn content nên dành thời gian hỗ trợ cho designer để có thể cùng tạo ra một bài content có performance tốt nhất.

Định hướng nội dung cho bài viết và hình ảnh 

Sau khi hiểu được vai trò của nhau, content writer và designer sẽ bắt tay vào định hướng công việc sắp tới.

Content writer là người nắm tinh thần của bài post nên sẽ hoàn thành định hướng hình ảnh cho designer. Content writer xác định cần hình ảnh như thế nào, mục tiêu của banner là gì, màu sắc, font chữ,…

Đồng thời content writer vừa hiểu đúng định hướng, cung cấp đầy đủ các nguyên vật liệu cho designer, vừa giữ vai trò dẫn dắt hỗ trợ công việc cho nhau.

Designer là người hiểu về chuyên môn, có dư duy về hình ảnh, có khả năng thẩm định brief đã phù hợp hay chưa, nắm bắt xu hướng hình ảnh hiện tại về ngành nghề để tư vấn ngược lại cho content writer.

Xem thêm Khóa học: Performance Content – Tối ưu nội dung quảng cáo Facebook 

4. Quy trình làm việc đúng để dung hòa mối quan hệ “oan gia” giữa content writer và designer

Nghiên cứu định hướng

Phần nghiên cứu không chỉ nghiêng về bạn content, bạn marketer mà cả designer cũng phải nghiên cứu.

Nhiệm vụ của content writer là nghiên cứu về nội dung, các bài viết kiến thức, thông tin, chia sẻ,… Designer đảm nhận công việc research, tìm hiểu về banner đối thủ, xu hướng ngành hàng họ làm như thế nào, xu hướng màu sắc trong năm có gì hot, hiệu ứng gì được ưa chuộng,..

Bước nghiên cứu vô cùng quan trọng và sẽ chiếm khoảng 50% hiệu quả của dự án. Nếu bạn hiểu sai về sản phẩm dịch vụ ngay từ ban đầu output của bạn sẽ bị lệch hướng. Luôn luôn nghiên cứu sản phẩm, USP, điểm đặc biệt của thương hiệu và xác định cho mình một hướng đi đúng mục tiêu.

Mở rộng ra cả team marketing của bạn sẽ tiến hành công việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các ngành hàng tương tự. Quan sát đối thủ để biết họ đang làm gì, có điểm nào tốt điểm nào chưa để điều chỉnh đi theo hướng gần gũi với khách hàng của mình. 

Cuối cùng xác định đúng mục tiêu của bài viết và hình ảnh. Mục tiêu của banner này phục vụ cho branding hay performance. Đối với performance mục tiêu sẽ tạo ra chuyển đổi nhờ vào hành động của khách hàng: click, inbox, tương tác. Banner performance cần phải có con số, quà tặng, ưu đãi, hình ảnh sản phẩm, CTA,… Đối với mục tiêu Branding đòi hỏi hình ảnh phải đẹp, tagline bay bổng, ít nghiêng về performance hơn. 

Briefing/order

Briefing đúng quyết định từ 30- 50% output sản phẩm đầu ra của bạn đồng thời giúp designer đi đúng định hướng ban đầu của bài. Brief nên theo brand guideline hoặc có mã màu, font chữ cụ thể. Brief phải được check chính tả, thông tin, phân cấp text chính, phụ trước khi đưa designer. Ngoài ra content writer cũng nên gửi kèm source hình tham khảo như background, vector, element,…. Trường hợp chưa tìm được hình minh họa phù hợp có thể mô tả cho designer hiểu ý hoặc đính kèm mẫu banner khác nếu có.

Thiết kế

Thiết kế là giai đoạn quan trọng để tạo ra thành phẩm. Designer sẽ là người đóng vai trò quan trọng nhất. Designer xác nhận thông tin brief từ bạn content tránh trường hợp brief nhầm, thống nhất ý tưởng nếu chưa phù hợp sẽ đề xuất để chỉnh sửa. Tiếp đến là các bước lên demo, thiết kế và hoàn thiện bài. 

Phản hồi điều chỉnh

Giai đoạn này cần có sự tham gia của nhiều người có kiến thức chuyên môn để thẩm định thiết kế. Designer cần đưa ra bản thiết kế hoàn thiện để tiến hành thẩm định, không nên đưa ra sản phẩm nháp sẽ tốn thời gian feedback và sửa chữa. Đồng thời công việc thẩm định cần check về màu sắc, bố cục, font chữ, thông tin cẩn thận trước khi nộp cho Account hoặc khách hàng.

5. Nền tảng chung cần có của designer và content writer để kết hợp ăn ý với nhau trong công việc sáng tạo

Mục tiêu, trách nhiệm

  • Xem lại các task mà mình đảm nhận
  • Lên timeline cho từng task
  • Hoàn thành đúng deadline
  • Đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình.

Nền tảng kiến thức

Content writer nên có kiến thức về design, tư duy về màu sắc, bố cục, thẩm định thiết kế. Bên cạnh đó designer cũng cần hiểu kiến thức về Marketing, hành vi của người tiêu dùng đối với hình ảnh. 

Cả content writer và designer nên trau dồi thêm về các chỉ số đánh gì hiệu quả của một chiến dịch nội dung cũng như các chỉ số về media. Cùng làm trong ngành Marketing, có nền tảng kiến thức chung sẽ dễ nói chuyện và kết hợp với nhau khi làm việc. 

6. Cách feedback và tiếp nhận feedback sao cho không mất lòng nhau

Content writer

  • Tôn trọng đối phương
  • Góp ý tích cực, không đã kích cá nhân
  • Tập trung vào sản phẩm, rõ ràng và chi tiết
  • Yêu cầu feedback nên có lý do hợp lý
  • Đảm bảo đối phương hiểu ý và gom chung các feedback lại với nhau. 

Designer

  • Tôn trọng deadline đã hẹn
  • Có phương án backup
  • Hợp tác có thiện chí
  • Sẵn sàng đón nhận feedback
  • Xem chỉnh sửa là bình thường, không tự ái, đề cao cái tôi cá nhân
  • Đặc biệt là “vui vẻ không quạu”

7. Kết

Thông qua bài viết này hi vọng các bạn content writer và designer sẽ thấu hiểu vai trò của nhau trong công việc và biết cách phối ăn ý để tăng hiệu suất trong quá trình sáng tạo. Luôn nhớ rằng mình là một mắt xích trong chuỗi công việc, output mình tạo ra sẽ trở thành input của người khác. Làm việc cùng nhau, bất đồng quan điểm cũng là điều dễ hiểu, điều quan trọng là đặt công việc lên trên hết, ngồi lại cùng nhau tìm ra vấn đề, đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn bao quát nhé. 

Nội dung chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Hảo – Marcom Manager – GIGAN JSC

Giảng viên Performance Content tại Brands Vietnam.

Nội dung trích từ workshop: Quy trình phối hợp Content – Design trên Brands Vietnam

——

Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER

Theo dõi các bài viết khác trên Fanpage GIGAN

Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY

Đăng ký dịch vụ Performance Marketing &  hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY

GIGAN JSC
GIGAN JSC

Number Talks & Number Works
Hotline: 0911 616 569

Contact Us

Leave a Replay

Recent Posts

Follow Us

Weekly Tutorial

Top Posts

<strong>TOP 4 cách luyện tư duy Content Marketing</strong>

<strong>TOP 4 cách luyện tư duy Content Marketing</strong>

06/08/2023Content Marketing, Performance Marketing

Chọn Content làm lối rẽ vào con đường Marketing thì chắc chắn chúng ta đều

Read More
Duy trì cảm hứng làm Content: Cách thoát cảnh chờ ý tưởng

Duy trì cảm hứng làm Content: Cách thoát cảnh chờ ý tưởng

17/07/2023Content Marketing

Là con sen chính hiệu thì chắc hẳn bạn từng rơi vào trường hợp có

Read More