Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm do Covid-19, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do phải đóng cửa tạm thời các hoạt động kinh doanh tại offline. Chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu.
Covid-19 và nhu cầu chuyển đổi số
Hơn bao giờ hết doanh nghiệp cần một kênh bán hàng mới – đó là kết hợp thêm hoặc dịch chuyển lên online. Sở dĩ online được gọi là “kênh mới” bởi đây là “mảnh đất mới” dành riêng cho những doanh nghiệp có phần lớn doanh số tại Offline, hoặc đã triển khai nhưng tỷ trọng doanh số trên online thấp <5%.
Dù xu hướng chuyển đổi số đã được nhiều chuyên gia nhận định là xu thế tất yếu, doanh nghiệp Việt Nam cũng nhìn thấy tầm quan trọng, nhưng đa phần các doanh nghiệp chưa thật sự đầu tư bài bản. Có nhiều lý do ảnh hưởng đến tiến độ chuyển đổi số:
- Loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu?
- Chi phí đầu tư như thế nào là đủ?
- Nhân sự có đáp ứng được hay không?
- Văn hóa cty có chấp nhận điều chỉnh để phù hợp với chuyển đổi
và nhiều lý do khác…
Bài viết dưới đây chia sẻ của ông Trần Quốc Kỳ và một số lời khuyên cho cho chủ doanh nghiệp về chuyển đối số để hướng đến hoạt động Marketing Online:
1. Tại sao cần đầu tư vào hoạt động chuyển đổi số
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây với nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau. Chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động này giúp doanh nghiệp có góc nhìn số liệu trực quan để ra các quyết định đến đầu tư, phát triển sản phẩm, tối ưu chi phí nhân sự vận hành và nhiều hoạt động khác.hi Số hóa các dữ liệu doanh nghiệp khách hàng phục quản lý dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số tạo ra giá trị tích lũy và thặng dư về mặt dữ liệu cho doanh nghiệp phục vụ mục đích phát triển trong tương lai. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại, bạn không thể đứng im khi mọi đối thủ đều bước tới.
2 – Chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu?
Trước khi quyết định chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần cân nhắc lợi ích mang lại, cả vô hình và hữu hình của các ý tưởng, sáng kiến, dự án chuyển đổi số. Ðể tìm ra được lời giải giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động thông qua chuyển đổi số, việc đầu tiên cần làm là tìm ra các vấn đề nhức nhối trong nội tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần bắt đầu ngay hôm nay từ chính nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp đang có với những hoạt động thiết thực và gần gũi nhất với lợi ích hay mục tiêu doanh nghiệp.
Hoạt động chuyển đổi số trong marketing cần xoay quanh các hoạt động thiết yếu từ cơ bản đến nâng cao như Website, fanpage, tổng đài số, Email Marketing, quản lý dữ liệu doanh nghiệp và khách hàng, CRM, Analytics, Optimization, CDP….
3 – Sử dụng công cụ nào để phục vụ chuyển đổi số?
Hiện tại có quá nhiều thứ để doanh nghiệp lựa chọn, trên thế giới có hơn 7.000 công cụ Martech nhưng cái chính là doanh nghiệp cần cân đối nguồn lực hiện có và chi phí, thời gian từ đó chọn cho mình một hoặc vài công cụ phù hợp.
Đừng tin vào lời giới thiệu quá “mỹ miều” của những đơn vị cung cấp công cụ Martech rằng “công cụ của tôi giải quyết tất cả vấn đề cho doanh nghiệp bạn” vì theo kinh nghiệm của tôi thì mỗi công cụ chỉ có thể mạnh nhất định mà thôi và chỉ giải quyết ở 1 hay 2 khâu nào đó, cho nên bạn phải xác định và chấp nhận ngay từ đầu là dùng nhiều hơn 1 công cụ để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và khác biệt tại chính doanh nghiệp của bạn.
Doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng những công cụ đơn giản có thể trả phí hay miễn phí nhưng phải đạt 2 tiêu chí cơ bản đó là ứng dụng được ngay vào việc cụ thể và lưu trữ dữ liệu để kế thừa, kết nối, trích xuất với các hệ thống sau này.
4.Chi phí đầu tư chuyển đối số như thế nào là phù hợp.
Thật ra không có một con số cụ thể nào cho việc đầu tư chuyển đổi số. Dựa theo mô hình kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, chi phí vận hành và rất nhiều yếu tố khác…sẽ có cách tính chi phí đầu tư khác nhau.
Tại doanh nghiệp của GIGAN tư vấn và các đối tác xung quanh, họ đang dùng chi phí khoản 5% trích ra từ lợi nhuận NET để đầu tư cho các hoạt động đào tạo, duy trì văn hóa doanh nghiệp hay du lịch, giải trí hàng năm…
Lời khuyên doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đến con số 5% của lợi nhuận NET thực tế hoặc lợi nhuận NET kỳ vọng làm con số khởi điểm để bắt đầu đầu tư vào các hoạt động công nghệ phục vụ chuyển đổi số. Khi bạn có con số này rồi thì việc quyết định đầu tư vào hệ thống nào, hoạt động nào sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Về mặt quy mô doanh nghiệp, với DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ (dưới 10 người, doanh số ít hơn 10 tỷ/ năm) đến DOANH NGHIỆP NHỎ ( dưới 100 người hay doanh số dưới 50 tỷ/ năm có thể ứng dụng các hoạt động đầu tư cho chuyển đổi bằng chính nhân sự nội tại,thuê chuyên gia tư vấn, tự nghiên cứu các công cụ miễn phí hay mua bản quyền trả phí hàng năm và nên sử dụng công thức đầu tư trong phạm vi 5% lợi nhuận NET.
Về mặt quy mô DOANH NGHIỆP VỪA (hơn 200 người hay doanh số khoảng hơn 300 tỷ/ năm) ngoài việc tận dụng theo nhóm trên có thể đầu tư thêm nhân sự tech chuyên trách và xây dựng các hệ thống độc lập để hướng đến các hoạt động bảo mật dữ liệu ở mức cao hơn như đầu tư phát triển phần mềm, hạ tầng phần cứng, hệ thống lưu trữ data riêng biệt.
5.Điều gì cần lưu ý trong hoạt động chuyển đổi
Chuyển đổi là cả quá trình “tiến hóa” của cả tập thể vậy nên chính doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều cảm xúc từ tiêu cực lẫn tích cực trong bộ máy vận hành kéo dài suốt quá trình này, vậy nên tôi khuyên rằng chủ doanh nghiệp cần quyết tâm cũng như có biện pháp huy động được số đông cộng sự tự nguyện và quyết tâm cùng tham gia vào công cuộc chuyển đổi.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm: “Mô hình O2O – Nền tảng kinh doanh từ offline đến online” ông Trương Gia Bình “Cứ 10 chủ doanh nghiệp trên thế giới thì 9 doanh nghiệp bắt đầu chiến lược chuyển đổi số và trong 9 người triển khai mô hình kinh doanh mới này thì có 7 người thất bại”
Phần lớn doanh nghiệp thất bại trong chuyển đổi số là do yếu tố thói quen như: giao việc trực tiếp, báo cáo chung chung, đánh giá hiệu suất theo cảm tính…nên khi ứng dụng công nghệ vào thì chủ doanh nghiệp và các cộng sự phải chấp nhận thay đổi hành vi, thói quen này hướng đến số hóa mọi hoạt động, từ đó làm nền tảng cho việc lưu trữ thông tin, số liệu để phân tích và tối ưu.
Kết
Cuối cùng, sau tất cả những đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động chuyển đổi số là để đáp ứng nhu cầu xây dựng tạo ra “giá trị dài hạn” cho doanh nghiệp trong tương lai và hãy chắc chắn rằng bạn đang tư duy như thế để bắt tay vào các hoạt động đầu tư cho chuyển đổi số có như vậy cơ hội thành công sẽ cao hơn.
Doanh nghiệp nên tìm kiếm sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm và đánh tin cậy để hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn phương án đầu tư, ứng dụng chuyển đổi số phù hợp với chính hoạt động thực tế của doanh nghiệp, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh hơn và ứng dụng hiệu quả hơn.
Vài điều chia sẻ cùng quý doanh nghiệp và các bạn chân thành cảm ơn. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn muốn tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp. LIÊN HỆ TƯ VẤN
Trần Quốc Kỳ – CEO GIGAN JSC
——————–
Học Marketing từ chuyên gia Agency: TẠI GIGAN TRAINING CENTER
Theo dõi các bài viết khác trên Fanpage GIGAN
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing & hợp tác với GIGAN: TẠI ĐÂY